-
18/03/2020 11:01:48 PM
-
Đã xem: 131
-
Phản hồi: 0
Đái đường là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Uớc tính trên toàn thế giới, nếu trong năm 2011 có khoảng 366 triệu người mắc thì dự kiến có đến khoảng 522 triệu người bị đái đường vào năm 2030[1]. Ở nước ta tỷ lệ đái đường năm 1991 khoảng 1,2 – 2% thì năm 2003 đã tăng lên 4,9% [2]. Bên cạnh chi phí điều trị kéo dài và tốn kém thì đái đường cũng gây ra nhiều biến chứng và là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay.
Trong số các bệnh nhân phẫu thuật, tỷ lệ bệnh nhân có đái đường cũng ngày càng tăng. Đối với các bệnh nhân cần phẫu thuật, nhất là các phẫu thuật lớn thì đái đường là một yếu tố tiên lượng độc lập cho nguy cơ biến chứng và tử vong trong và sau mổ. Kiểm soát tốt đường huyết trước mổ, đặc biệt là các phẫu thuật chương trình là yêu cầu bắt buộc nhằm mục đích hạn chế các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết trước mổ không phải lúc nào cũng dễ dàng và còn nhiều điều tranh cãi. Gần đây Hội đái đường Anh (năm 2011)[5] và Hội gây mê ngoại trú Hoa Kỳ (năm 2010) [6] đã đưa ra các khuyến cáo về chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân đái đường chu phẫu. Các khuyến cáo này đưa ra nhiều vấn đề trong điều trị bệnh nhân đái đường từ trước khi tiến hành phẫu thuật cho đến khi ra viện. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề liên quan đến điều trị cho bệnh nhân đái đường trước, trong và sau phẫu thuật đang được quan tâm.